Nằm ngay dưới chân đèo Prenn, trên đoạn đường từ Thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt. thác Prenn là một trong những đoạn thác còn giữ được vẻ hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên. Cái tên Prenn gợi nhớ đến một thời xa xăm vào khoảng thế kỷ XV - XVII, khi vùng núi rừng nơi đây còn là ranh giới chiến trường của các cuộc chiến tranh xâm lăng và bảo vệ lãnh thổ. Prenn gốc tiếng Chăm có nghĩa là "vùng xâm chiếm", còn các tộc dân bản địa như Lat, Chil, Sré lại gọi kẻ xâm lăng là "người Prenn".
Đường đến thác phải đi ngang qua một con suối có chiếc cầu nhỏ xinh xinh. Từ độ cao 30m, những hạt thủy tinh nước lấp lánh buông mình xuống mặt hồ tạo thành bức mành nước thiên nhiên tuyệt đẹp. Tiếng nước đổ ầm ào, tiếng chim rừng ríu rít, tiếng vi vu của gió làm xạc xào từng nhánh thông gầy tạo ra những âm thanh sôi động như khúc nhạc vui tươi của nàng xuân đang trỗi lên đón bước chân du khách. Bên dưới chân thác, từng cánh hoa dại lung linh khoe sắc làm cảnh quan càng trở nên quyến rũ hơn.
Thác Preen ( Nguồn Youtube)
Du khách có thể men theo các con đường dẫn đến vườn thú, vườn lan hay thư thả dạo gót hoa viên ngắm nhìn những bông hoa khoe sắc, những căn chòi xinh xinh trên ngọn cây hoặc đung đưa cùng cầu treo bắc ngang dòng suối nhỏ. Ở một góc độ khác, vườn đá Thái Dương với sự sắp xếp đầy ngẫu hứng tạo được một bất ngờ thú vị. Đặc biệt với hệ thống cáp treo, du khách có thể ngang qua dòng thác trong cảm giác phiêu bồng, tưởng như đang đi vào cõi thần tiên...
Từ năm 1998 đến nay, Prenn được đầu tư mạnh nên đang là điểm thu hút khách. Trong khuôn viên thác có cầu treo dân tộc, có hồ nuôi cá sấu, có một ít thú như gấu ngựa, cá sấu, thuyền chèo cao su. Từ Tết năm 2003, nơi đây có thêm đền thờ Âu Lạc(dựa theo truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ) ở phía trên đồi cao để khách tham quan, dâng hương. Cáp treo trên thác Prenn Chèo thuyền dưới chân thác Prenn.
Theo truyền thuyết mà các già làng kể lại thì thác có tên gọi trên là xuất phát từ tiếng K’Ho đầu tiên có tên gọi Prềnh – có nghĩa là Cà đắng, sau người dân đọc trại thành Prenn. Bằng chứng là ngày nay, ở khu vực thượng nguồn của thác, dọc hai bên bờ suối vẫn còn rất nhiều cây Cà đắng mọc hoang. Loại cà này có trái nhỏ và tròn như cà pháo nhưng vỏ xanh và có điểm nhiều chấm trắng, khi chín có màu vàng. Ngày xưa người dân tộc đem chế biến và ăn có vị đắng rất ngon. Còn theo các nhà dân tộc học thì tên của thác nước này, lại xuất phát từ tiếng Chăm. Prenn có nghĩa là vùng lấn chiếm. Tên gọi này xuất phát từ cuộc chiến tranh khá dai dẳng của các bộ tộc người thiểu số sống trên vùng đất này để chống lại những lần “Tây tiến” của người Chăm ở Panduranga (Ninh Thuận) vào thế kỷ 17, và người dân địa phương lấy tên này đặt tên cho thác nước hùng vĩ quanh năm nước chảy tạo sương trắng bảng lảng cả một vùng và từ đó thác có tên gọi Prenn.
Ngày nay, thác Prenn đã được bộ VH-TT công nhận và cấp bằng di tích lịch sử văn hoá quốc gia (năm 2000). Trong vài năm gần đây, thác được tôn tạo và mở cửa đón khách Du lịch Đà Lạt bằng nhiều loại hình du lịch thác như đi cáp treo ấn tượng, bơi thuyền, đi cầu treo… Đặc biệt trong năm 2002, đơn vị quản lý đã đầu tư xây dựng đền thờ Ân Lạc trên đỉnh núi cao nhìn xuống thác.
Đường lên đền thờ Âu Lạc được xây dựng bằng bê tông theo dạng bậc tam cấp. Biểu tượng Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơđược tạc ngay trước đền Thượng (đền trung và đền hạ sắp xây dựng), còn biểu tượng 100 quả trứng là 100 hòn đá cuội (có hòn nặng trên một tấn) được vận chuyển từ Ninh Thuận về dùng xe cẩu đưa lên đền một cách cẩn trọng và khá công phu. Có thể nói thác Prenn là điểm nhấn đầu tiên của du khách trên bước đường khám phá thiên nhiên hoang dã Đà Lạt.
Các dịch vụ vui chơi giải trí
Muốn du ngoạn cùng mây, gió, bạn có thể ngồi lên cabin của hệ thống cáp treo để tìm cho mình cảm giác phiêu bồng khi lướt ngang qua dòng thác. Không những thế, đến thác Prenn du khách còn được tham gia những trò chơi độc đáo của người dân bản xứ: bắn nỏ, bắn tên, uống rượu cần… Hoặc quý khách có thể chơi trò cưỡi voi, Đà điểu chụp hình để khoe những bức hình độc nhất về thành phố Đà Lạt cho bạn bè chiêm ngưỡng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét