Giới Thiệu

Du lịch đang dần trở thành một nhu cầu thiết yếu trong đời sống thường nhật, và không phải ai cũng muốn đi theo tour của công ty du lịch. Vậy nếu như bạn không muố n book tour thì bạn sẽ phải giải quyết như thế nào nếu bạn muốn đi " bụi". Hãy cùng tôi chia sẻ những thông tin hữu ích cho tất cả những ai muốn tự khám phá vẻ đẹp trong cũng như ngoài nước theo cách riêng của mình. Tôi rất mong sự góp ý và chia sẻ của các bạn. Xin cảm ơn
Blog tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau: toidi.net, cungphuot.info, kinhnghiemdulich.edu.vn...
Nghiêm Nhật Minh

Nhiều người xem

Bạn có thể tìm bài viết khác theo địa danh ở góc trái blog, Trân trọng cảm ơn .

Khu lưu niệm Tôn Đức Thắng- Điểm du lịch An Giang

 Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tọa lạc tại cù lao Ông Hổ, thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang.

 Bên trong đền thờ có tượng bán thân của Bác Tôn được đúc bằng đồng, trên tấm phông màu đỏ phía sau được chạm nổi hình mặt trống đồng Ngọc Lũ - biểu tượng của nền văn hóa Việt Nam.
     Từ TP. Long Xuyên, du khách có thể đến thăm khu lưu niệm bằng cả đường thủy và đường bộ. Với diện tích hơn 62.000m2 , đây là điểm du lịch về nguồn hấp dẫn, nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau về tấm gương sáng ngời của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.  

Xe Peugeot 404 đưa rước Bác Tôn đi làm việc ở Hà Nội.
     Năm 1984, khu lưu niệm được bắt đầu hình thành khi ngôi nhà nơi Bác Tôn sinh ra và sống những năm tháng niên thiếu ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hưng, được công nhận là Di tích lịch sử. Năm 1988, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Tôn, tỉnh An Giang đã mở rộng khu vực này và đầu tư xây dựng thêm nhiều hạng mục công trình: Công viên cây xanh, nhà trưng bày mới giới thiệu về thân thế sự nghiệp Bác Tôn, đền tưởng niệm, rạch cảnh, cầu kiều, trùng tu, gia cố thêm ngôi nhà di tích lưu niệm…
     Cũng kể từ ngày 20-8-1988, tỉnh An Giang quyết định chọn ngày sinh của Bác Tôn (20-8) làm ngày lễ hội truyền thống hàng năm của TP. Long Xuyên. Đến tháng 8-2008, khu lưu niệm có thêm các công trình: Chiếc chuyên cơ từng đưa Bác Tôn từ Hà Nội vào Sài Gòn chủ trì đại lễ mừng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975; phục chế ca nô Bác Tôn từ Côn Đảo về đất liền năm 1945; trưng bày các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ, tranh ghép bằng gáo dừa; xây dựng cầu tàu… Nhằm giúp người dân tham quan khu lưu niệm hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, tỉnh An Giang đã đầu tư phục chế mô hình nhà lán của Bác Tôn tại chiến khu Việt Bắc, xây cầu treo dài 80m đón khách tham quan bằng đường sông; trùng tu sửa chữa nhà trưng bày, xây dựng nhà nghỉ mát phục vụ khách tham quan… 

Công trình phục chế chiếc ca nô Bác Tôn từ Côn Đảo về đất liền năm 1945.

 Nhà trưng bày giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
     Ngày 10-5-2012, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số    548/QĐ-TTg về việc xếp hạng Di tích lịch sử - Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là Di tích quốc gia đặc biệt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét