Giới Thiệu

Du lịch đang dần trở thành một nhu cầu thiết yếu trong đời sống thường nhật, và không phải ai cũng muốn đi theo tour của công ty du lịch. Vậy nếu như bạn không muố n book tour thì bạn sẽ phải giải quyết như thế nào nếu bạn muốn đi " bụi". Hãy cùng tôi chia sẻ những thông tin hữu ích cho tất cả những ai muốn tự khám phá vẻ đẹp trong cũng như ngoài nước theo cách riêng của mình. Tôi rất mong sự góp ý và chia sẻ của các bạn. Xin cảm ơn
Blog tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau: toidi.net, cungphuot.info, kinhnghiemdulich.edu.vn...
Nghiêm Nhật Minh

Nhiều người xem

Bạn có thể tìm bài viết khác theo địa danh ở góc trái blog, Trân trọng cảm ơn .

Kinh nghiệm du lịch Bình Dương

Kinh nghệm du lịch Bình DươngBình Dương là một tỉnh ở miền Đông Nam bộ, phía bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh. Là tỉnh có khá nhiều di tích lịch sử, các ngôi chùa nổi tiếng như: chùa Bà, chùa Hội Khánh ...Đến du lịch Bình Dương có rất nhiều điểm du lịch thích hợp cho bạn và gia đình một ngày nghĩ cuối tuần thật thoải mái, có thể kể đến 1 số điểm du lịch như: Hồ Bình An  - Khu câu cá giải trí Sinh Đôi   -  Suối trúc - Khu du lịch Đại Nam -  khu du lịch Mắt Xanh - Làng nghề gốm sứ - Làng sơn mài Tương Bình Hiệp - Chùa núi Châu Thới - Vườn cây ăn trái Lái Thiêu - Khu du lịch Cầu Ngang....





Mùa du lịch Bình Dương



Có thể đến Bình Dương vào tất cả các tháng trong năm. Riêng rằm tháng giêng có lễ hội chùa Bà và các tháng 5 -8 là mùa thu hoạch trái cây.


kinh-nghiem-du-lich-binh-duong-01.jpg



Cách đến Bình Dương



Chỉ cách Sài Gòn khoảng 30km nên bạn có thể xem xét hai hướng chính đến Bình Dương. Một là từ Sài Gòn (đối với du khách là người Sài Gòn hay của các tỉnh miền Bắc, miền Trung). Hai là từ các tỉnh gần đó.


kinh-nghiem-du-lich-binh-duong-02.jpg



Phương tiện là xe công cộng



Tại các bến xe của mỗi tỉnh đều có xe đi Bình Dương. Bạn nên tham khảo cụ thể thời gian, giá vé cũng như các điểm mà xe chạy ngang để tiết kiệm chi phí. Hoặc đến bến gọi xe chở đến các điểm tham quan.

Tại Sài Gòn có thể đến Bình Dương bằng cách mua vé xe khách tại bến xe miền Đông hay mua vé đến KDL Đại Nam tại bến xe bus chợ Bến Thành.


Phương tiện cá nhân



Từ Sài Gòn, có hai hướng đến Bình Dương, một là qua cầu Bình Triệu, hai là qua cầu Sài Gòn. Việc lựa chọn hướng đi tùy thuộc vào điểm đến mà bạn trù tính. Sau khi đến địa phận tỉnh Bình Dương, theo quốc lộ 13 và quốc lộ 14 (xuyên suốt tỉnh này) tỏa ra các điểm khác tham quan khác.

Khi tham gia lưu thông nên chú ý các quy định về giao thông đường bộ, các quy tắc an toàn và tốc độ quy định. Mang theo giấy tờ cần thiết. Nên trang bị điện thoại smartphone để xem bản đồ.


Khách sạn, nhà nghỉ tại Bình Dương



Bạn có thể thuê nhà nghỉ ở thị xã Thủ Dầu Một hay tại các KDL (Đại Nam, Đồng Xanh…) với mức giá từ 100.000 – 500.000 đồng. Lưu ý đặt phòng trước khi đến. Khu vực trung tâm Bình Dương gồm các tuyến đường sau, các bạn căn cứ vào đó để thuê khách sạn tiện cho việc di chuyển nhé: Quốc lộ 13, Phủ Lợi, Phạm Ngọc Thạch ...

Khu du lịch Phương Nam
Địa chỉ: 15/12 Ấp Trung, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An
Điện thoại: 3743 553/ 3785 777 Fax: 3757 348   

Làng du lịch Sài Gòn
Địa chỉ: Ấp Bình Phước B, xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An
Điện thoại: 3710 082/ 3710 083 Fax: 3710 944

Khách sạn Bình Dương
Địa chỉ: 50 Bạch Đằng, Tx. Thủ Dầu Một
Điện thoại: 3822 811 Fax: 3848 101   

Khách sạn Hải Long
Địa chỉ: 54A Đại Lộ Bình Dương, huyện Thuận An
Điện thoại: 3757 708

Khách sạn Kim Sơn
Địa chỉ: 15/9 Bình Dương, Huyện Dĩ An
Điện thoại: 3752 548   

Khách sạn Ngôi Sao
Địa chỉ: 28-29C Làng Nội Hoá, xã Bình An, H. Dĩ An
Điện thoại: 3751 523 Fax: 3752 548

Khách sạn Sông Trà
Địa chỉ: Lê Hồng Phong, P. Phú Thọ, Tx. Thủ Dầu Một
Điện thoại: 3898 560 / 3837 160   

Khách sạn Vũ Gia
Địa chỉ: 512 Quốc lộ 13, Tx. Thủ Dầu Một
Điện thoại: 3829 699 Fax: 3823 755

Khu nghỉ dưỡng - Nhà Hàng Dìn Ký
Địa chỉ: 8/15 Ấp Đông, Quốc lộ 13, Thôn Vĩnh Phú, huyện Thuận An
Điện thoại: 375 5480 Fax: 3785 197


Tham quan du lịch ở bình Dương



Bình Dương không phải là một địa phương mạnh về du lịch nhưng vẫn có một vài nơi đáng để tham quan.

Thủ Dầu Một:

+ Khu di tích Nhà tù Phú Lợi
+ Chùa Hội Khánh
+ Chùa Tây Tạng
+ Chùa Bà
+ Chùa Linh Sơn
+ Chùa Long Quang
+ Đình Tân An
+ Cafe Gió và Nước
+ Khu du lịch Đại Nam
+ Mộ Ông Lân

Bến Cát

+ Làng tre Phú An
+ Địa đạo Tây Nam

Dầu Tiếng

+ Hồ Dầu Tiếng
+ Chùa Núi Cậu
+ Hồ Than Thở

Dĩ An

+ Chùa núi Châu Thới

Thuận An

+ Chùa Niệm Phật
+ Nhà thờ Búng
+ Sân golf Sông Bé

Tân Uyên

+ Cù lao Rùa

Dưới đây là thông tin một vài địa điểm tham quan


Sân golf Sông Bé


san-golf-song-be.jpg


Vị trí: Thuộc thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 22km.

Đặc điểm: Đây là sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam.

Được đưa vào sử dụng từ năm 1994, sân golf rộng 100ha và có hơn 10 hồ với các đường lăn bóng được viền bằng hàng cây xanh.

Với chiều dài hơn 6.000m và bao gồm 18 hố, sân golf Sông Bé đã được công nhận chính thức bởi USGA/SGA (Hiệp hội những người chơi golf của Mỹ và Singapore).

Những tiện nghi khác của sân golf bao gồm: sân tập, cửa hàng, sân tennis, phòng thay quần áo, nhà hàng, biệt thự, sân chơi cho trẻ em, bể bơi, phòng tập thể dục, phòng xông hơi, phòng đọc sách và các phòng chức năng.


Chùa Hội Khánh




chua-hoi-khanh-01.jpg


Vị trí: Toạ lạc tại số 35 đường Yersin, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh 25km về phía nam.

Đặc điểm: Chùa Hội Khánh được Thiền sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) khai sơn năm Cảnh Hưng thứ 2, đời Lê Hiển Tông, tức năm Tân Dậu (1741).

Lúc đầu chùa được xây trên một ngọn đồi cao, nhưng đến năm thứ 14 đời Tự Đức, tức năm Tân Dậu (1861), chiến tranh đã thiêu hủy toàn bộ ngôi chùa. Bảy năm sau chùa được Hòa thượng Chánh Đắc cho xây dựng lại dưới chân đồi, cách vị trí chùa cũ khoảng 100m về phía nam.

Chùa đã được tôn tạo và trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được kiến trúc cổ mang màu sắc dân tộc. Giảng đường và Đông lang được xây lại năm 1917, Tây lang được xây lại năm 1984. Ngôi chánh điện được xây dựng trong hai năm 1990 và 1991. Gần đây nhất, ngày 29/2/1992, di tích chùa Hội Khánh đã được tổ chức trùng tu.

Sau cổng tam quan cổ kính có chạm trổ rồng phượng là khuôn viên chùa yên tĩnh, với nhiều cây cao bóng cả, trong đó đặc biệt có bốn cây dầu cao chót vót, cành lá sum suê, được trồng lúc chùa mới bắt đầu xây dựng, nay tuổi cây đã trên một thế kỷ.

Trong chùa, toàn bộ diện tích chánh điện, giảng đường, Đông lang và Tây lang rộng đến 700m². Ở chánh điện, các pho tượng Phật Thích ca, Địa Tạng... đều được tạc bằng gỗ, sơn son thếp vàng. Ba tấm bao lam chạm khắc Tứ linh, Tứ quí, Cửu long và Thập bát La hán rất tinh vi, có giá trị nghệ thuật cao. Hai bên tường của chánh điện có bộ tượng Thập điện Minh Vương và bộ Thập bát La hán. Các tác phẩm chạm khắc gỗ này được tạc vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 do nhóm thợ điêu khắc nổi tiếng ở Thủ Dầu Một thực hiện.


Hồ Bình An


ho-binh-an.jpg


Vị trí: Thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Đặc điểm: Đúng như tên gọi của nó, không gian yên tĩnh, thanh bình của hồ Bình An như đối lập với cuộc sống ồn ào, náo nhiệt nơi thành thị.

Đến với hồ Bình An du khách sẽ bị thu hút ngay trước vẻ đẹp cũng như khí hậu nơi đây. Những hàng cây xanh vươn cao tỏa bóng mát dọc theo con đường ven hồ. Trên khắp các lối đi là những bồn hoa đủ màu sắc rực rỡ. Giữa hồ là đảo nhỏ ẩn hiện thấp thoáng đằng sau những tán lá sum xuê, những nhà hàng nổi trông giống như thuyền của những người dân chài đang neo đậu. Trên bờ là những ngôi nhà mái chóp cao nhỏ xinh theo mô hình nhà rông Tây Nguyên để du khách nghỉ ngơi, thư giãn.

Tại đây du khách có thể vừa câu cá, bơi thuyền thư giãn vừa thưởng thức những món ăn ngon. Khi màn đêm buông xuống, hồ Bình An như được khoác trên mình chiếc áo đen đính ngọc sáng lấp lánh bởi hàng trăm chiếc đèn lồng đủ màu sắc.

Sau một ngày làm việc căng thẳng, đến với hồ Bình An du khách sẽ quên hết mọi mệt nhọc, ưu phiền.


Chùa Bà




chua-ba.jpg


Địa chỉ: 4 Nguyễn Du, Tx. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Đặc điểm: Chùa Bà có tên chính là Thiên Hậu Cung, là nơi thờ tự và tín ngưỡng của người Hoa ở Việt Nam.

Chùa Bà được dựng vào khoảng giữa thế kỷ 19 bên bờ rạch Hương Chủ Hiếu. Năm 1880, chùa được xây thêm phần nhà hậu ở phía sau. Năm 1925, chùa được dời về vị trí hiện nay.
Trong chùa thờ các vị thần thánh: Thổ công, Môn quan, Thiên Hậu Thánh mẫu, Ngũ hành nương nương (năm vị Thánh mẫu hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), vợ chồng Bổn Đầu Công (một vị tướng Trung Hoa).

Hàng năm chùa Bà tổ chức lễ vía Bà rất linh đình vào ngày 23 tháng 3 âm lịch. Lễ hội thu hút người hành hương đông đảo vào hàng thứ ba ở Nam Bộ, sau lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang) và lễ hội Bà Đen (Tây Ninh).


Làng nghề gốm sứ



Vị trí: Làng nghề gốm sứ tỉnh Bình Dương.

Đặc điểm: Các sản phẩm gốm sứ sản xuất ở đây đều mang những đặc điểm riêng biệt: bóng, bền, đẹp và mẫu mã phong phú được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Bình Dương vốn nổi tiếng với nghề làm gốm. Tại đây có nhiều làng sản xuất gốm sứ như ở các xã Hưng Định, Thuận Giao, Bình Hoà (huyện Thuận An).

Phường Chánh Nghĩa của thị xã Thủ Dầu Một với gần 500 lò gốm sứ. Nghề làm gốm sứ Sông Bé trước đây và Bình Dương ngày nay đã phát triển đến trình độ cao từ đồ gia dụng, đồ trang trí mỹ nghệ đến đồ sứ công nghiệp.


Làng sơn mài Tương Bình Hiệp



Vị trí: Làng sơn mài Tương Bình Hiệp thuộc xã Tương Bình Hiệp, Tx. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm Tx. Thủ Dầu Một 7km về phía bắc.

Đặc điểm: Làng sơn mài Tương Bình Hiệp – nơi sản xuất ra các sản phẩm sơn mài truyền thống nổi tiếng về chất lượng.

Đến thăm làng sản xuất sản phẩm sơn mài, du khách được tận mắt nhìn thấy từng công đoạn của nghề truyền thống độc đáo chỉ có ở Việt Nam. Tùy theo qui mô lớn nhỏ của từng gia đình, mỗi gia đình có thể đảm nhận một khâu hoặc tất cả các khâu để hoàn thành một sản phẩm. Với hàng trăm hộ làm nghề sơn mài, làng Tương Bình Hiệp có thể xem như một xí nghiệp thủ công đã cơ giới hoá với những dây chuyền sản xuất rạch ròi nhưng mang tính chất gia đình truyền thống. Nhiều sản phẩm sơn mài của làng được xuất khẩu và tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế.


Chùa núi Châu Thới



Vị trí: Chùa núi Châu Thới thuộc địa phận xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Đặc điểm: Ðây là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của xứ Gia Ðịnh xưa.

Theo sử triều Nguyễn, chùa do Thiền sư Khánh Long tạo dựng vào thế kỷ 17. Kiến trúc hiện nay được xây dựng năm 1954, tam quan dựng năm 1970. Ở điện Phật có 3 pho tượng Phật cổ bằng đá. Hàng năm có đông khách thập phương đến viếng thăm chùa và lễ Phật. Chùa nằm trên núi Châu Thới, phong cảnh yên tĩnh, trang nghiêm. Ðứng ở đây có thể ngắm nhìn cảnh đẹp của các vùng xung quanh.


Vườn cây ăn trái Lái Thiêu



Vị trí: Vườn cây ăn trái Lái Thiêu thuộc thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Đặc điểm: Từ hàng trăm năm nay Lái Thiêu đã nổi tiếng là một vườn cây trái tuyệt diệu với tổng diện tích trồng cây 1.230ha và trở thành điểm du lịch xanh thích hợp với các lứa tuổi.

Từ thành phố Hồ Chí Minh đi khoảng 20km, vượt qua ga xe lửa Bình Triệu thì đến vườn Lái Thiêu.

Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm là mùa trái cây chín rộ, du khách đi chơi vườn Lái Thiêu sẽ được tận hưởng không khí trong lành của vườn cây trải dài tít tắp và được thưởng thức các loại trái cây ngon như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, vú sữa... Du khách có thể xuống thuyền dạo chơi trên sông Sài Gòn mà ngắm cảnh vườn cây...


Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến



Vị trí: Phường Hiệp An, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km về phía bắc

Với tổng diện tích 476ha, Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến là một quần thể những hạng mục công trình các đền đài, thành quách, núi non, sông hồ, khách sạn, khu vui chơi giải trí… hướng tới mục tiêu du lịch tâm linh mang đậm sắc màu văn hóa, lịch sử dân tộc.

Nét nổi bật của khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến là khu tâm linh với tổng diện tích 61ha. Trong đó, khu thờ tự được bao bọc bởi 2 con rồng xanh với chiều dài mỗi con rồng 270m là điểm nhấn mang ý nghĩa về văn hóa-lịch sử và vọng ngưỡng những tinh hoa của dân tộc Việt Nam qua 4.000 năm văn hiến.

Một trong những điểm hấp dẫn khác của khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến là vườn bách thú rộng 12,5ha. Đây là vườn thú với hơn 100 loài động vật có vú, chim chóc, bò sát và các loài cá cảnh chung sống hài hòa trong một môi trường sinh thái đa dạng. Đến đây du khách sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến những con thú được nuôi thả trong môi trường bán tự nhiên, đặc biệt có những loài quý hiếm lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam như: sư tử trắng, hổ trắng, linh dương sừng xoắn, khỉ sóc Nam Mỹ… Ngoài ra, với vườn thú đêm lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, du khách có thể quan sát được đời sống, tập tính sinh hoạt, săn mồi vào ban đêm của các loài động vật hoang dã nhờ vào hệ thống đèn ánh trăng tại vườn thú.


Lộ trình phượt bình Dương trong ngày ( phần này xin trích dẫn từ phuot.vn)




Lộ trình 1



Làng Tre Phú An - Địa đạo Tây Nam - Hồ Than Thở - Núi Cậu - Hồ Dầu Tiếng (tổng đoạn đường đi về khoảng 140km, tính từ trung tâm Thủ Dầu Một


lo-trinh-phuot-binh-duong-trong-ngay.jpg



Lưu ý:


+ Nên áng chừng thời gian cho các điểm dừng chân để không bỏ lỡ các điểm muốn khám phá

+ Đoạn đường DT744 khúc Bến Cát và Dầu Tiếng khá rộng tuy nhiên lại không có con lươn phân cách và không có đèn đường, một số đoạn khác đang nâng cấp nên đường cũng khá xấu ==> nên tranh thủ về trước khi trời tối.

+ CSGT nơi đây có vẻ hiền, không phải lo lắng nhiều lắm.

+ Đường đi trong khu Núi cậu khá vắng ==> nên dự phòng trường hợp hư xe và một số tình huống bất trắc khác

+ Chùa Núi cậu là một hệ thống gồm 3 chùa: chùa nhỏ, chùa lớn và chùa trên núi


duong-dt44.jpg

Đường DT744 - con đường huyết mạch nối Thủ Dầu Một và Dầu Tiếng

lang-tre-phu-an.jpg
Làng tre Phú An 

chua-thai-son-nui-cau.jpg


Lộ trình 2




Chùa Hội Khánh - Chùa Bà - Chùa Tây Tạng - Đình Bà Lụa - Chùa Niệm Phật - Bãi khai thác cát - Khu du lịch xanh Dìn Ký - Vườn trái cây Cầu Ngang - Chùa Bà Búng

Tổng đoạn đường đi về khoảng 23km


lo-trinh-phuot-binh-duong-01.jpg



Lưu ý:

+ Chùa Tây Tạng hiện đang nâng cấp nên khung cảnh khá bừa bộn

+ Chùa Bà Bình Dương và Chùa Bà Búng chỉ nên đi vào ngày 15/1 âm lịch để xem lễ hội (nên gửi xe đi bộ và phải mất cả buổi chiều để tham quan)

+ Khi chụp hình ở bãi khai thác cát đừng săm soi nhiều quá, người ta tưởng mình là nhà báo thì rắc rối to

+ Vườn cây ăn trái Cầu Ngang nên đi vào khoảng tháng 5 đến tháng 7, nhưng hiện đã xuống cấp rất nhiều, đừng hi vọng để rồi thất vọng 


chua-hoi-khanh.jpg

Chùa Hội Khánh

chua-ba-lua.jpg
Chùa Bà Lụa

chua-niem-phat.jpg




bai-khai-thac-cat-thuan-an.jpg

Bãi khai thác cát Thuận An

Lộ  trình 3: Một số đình chùa Thủ Dầu Một



Chùa Linh Sơn - Chùa Phước Long & Đình Chánh Mỹ - Đình Tân An - Chùa Bà Bưng Cầu - Chùa Long Quang.

Tổng đoạn đường đi về khoảng 20km


lo-trinh-phuot-binh-duong-02.jpg


Lưu ý:

+ Ngoại trừ Đình Tân An là hoành tráng, còn lại chỉ là những đình chùa nhỏ, đi một lần cho biết. Đi phượt đôi khi chỉ là 1 chút ngẫu hứng. 


chua-linh-son.jpg



chua-phuoc-long.jpg

Chùa Phước Long

dinh-my-chanh.jpg
dinh-tan-an.jpgĐình Tân An


Hành trình 4: Chùa Núi Châu Thới - Ngôi chùa cổ nhất Bình Dương



Đình Nếu đã 1 lần đặt chân tới Bình Dương thì đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm chùa núi Châu Thới, tham quan những công trình văn hóa nghệ thuật đặc biệt nơi đây. Từ đỉnh núi có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn sự phát triển của thị xã Dĩ An, ngắm nhìn 1 góc thành phố Biên Hòa... 


lo-trinh-phuot-binh-duong-03.jpg


Lưu ý:

+ Đây là khu vực khai thác đá nên những hồ nước ở đây nhìn đẹp nhưng rất nguy hiểm, nước rất lạnh với những cách đá dựng đứng và sâu hun hút ==> không nên lại gấn mép hồ.

+ Có 2 cách để lên chùa: đi bộ theo những bậc đá hoặc chạy xe sâu vào khu khai thác đá sẽ thấy con đường nhựa dẫn lên chùa

+ Có 1 số lời đồn về ngôi chùa này, muốn chia tay người iu nhanh chóng thì dắt nhau lên đây, trong vòng 3 tháng sẽ thấy hiệu quả (cái này là giang hồ đồn, nhưng mà nghe cũng khá nhiều) 


nui-chau-thoi.jpg



nui-chau-thoi-01.jpg


nui-chau-thoi-02.jpg

Quán ăn ngon ở Bình Dương



1. Kế Đài Truyền Hình là Lương Sơn Quán, còn đối diện là quán 18

2. Từ Đài TH về SG đi chậm chậm khỏang 3km gặp Kim Dung nằm bên trái ăn uống gia đình + hải sản

3. Quán Sông quê nằm bên phía chợ Tân ba

4. Khu du lịch Phương Nam hay Dìn ký , thóang mát, món ăn đa dạng .

5. Bánh bèo bì thì bác vô chợ Bún

6. Chợ Lái thiêu làm tô cháo gỏi vịt Lái Thiêu không ngon không lấy tiền

7. Phương Nam, vừa qua QL 13, đi qua cầu 1,5 km nằm tay phải . Không khí thóang mát, rộng rãi, đồ ăn tạm ổn, giá vừa phải

8. Quán ăn gia đình Hai Thành: 7 Nguyễn Chí Thanh, Hiệp An, Thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương. Nếu có dịp về thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dương, bạn hãy thử ghé đến quán để thưởng thức bò bảy món nổi tiếng ở đây. Nhân viên phục vụ rất nhiệt tình, giá cả rất bình dân, và nhất là món ăn ngon sẽ đem lại cho bạn sự hài lòng.

9. Thị cầy: thì vào quán Hai Mơ hoặc khu Cao Đẳng Sư Phạm Bình Dương

10. Cá lóc nướng, hấp và bò nướng mỡ chài : thì xuống quán Hàng Dừa - xã Phú Văn

11. Nếu thứ 7 và Chủ Nhật thì các bạn có thể lên đình Bến Thế Tân An đi dọc theo đường đê bao Sông Sài Gòn có rất nhiều quán ngon và cực kỳ rẻ.

12. Quán Dê Ngon Quá ở địa chỉ: Đường Nguyễn Thị Minh Khai - Khu 9 - Phú Hòa - TDM - Bình Dương. Nằm bên hông công ty cám Phú Lợi, đối diện trường tiểu học Phú Hòa 2.

13. Gà: Quán Gió khu Chánh Nghĩa

14. Quán vịt Cu Chì, giá cả phải chăng, khung cảnh mát mẻ. đi qua Thủ Dầu Một, vừa qua trạm thu phí, quẹo trái vào ngã 3, đi chừng 300m (quán bên tay phải) .Quán này nổi tiếng, hỏi dân địa phương họ chỉ ngay

15. Cháo lòng Cây Me gần cà phê Gió và Nước

16. Ra khu Bình Minh làm tô mì Tàu xéo cây xăng Petrolimex.

17. Quán Bò viên đường xuống cầu Phú long


Đặc sản Bình Dương



Các loại trái cây như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, vú sữa, dâu gia…Ngoài ra, đừng quên thưởng thức các món ngon nổi tiếng như bò nướng ngói, thịt nhím, bánh bèo chợ Búng (quán Mỹ Liên nằm sát quốc lộ 13, gần ngã ba Cầu Cống, hay quán Ngọc Hương trước cửa chợ Búng), gà quay xôi phồng, bún tôm, cháo gỏi vịt Cu Chì, bún riêu lưỡi (đường Lò Chén, phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một. Quán chỉ bán vào buổi chiều).

Các món mua về làm quà là gốm sứ, đồ sơn mài, đồ gỗ, đồ đan…
Nguồn: Kinhnghiemdulich.edu.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét